Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Số người chết vì nCoV ở Hồ Bắc tăng lên 2.346

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc hôm nay thông báo số ca nhiễm nCoV tại tỉnh là 64.084, tăng 630 trường hợp so với hôm qua. Tỉnh cũng ghi nhận thêm 96 ca tử vong, nâng số người chết vì nCoV ở tỉnh lên 2.346.

Các nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân nhiễm nCoV tại Bệnh viện Đại học Vũ Hán ngày 28/1. Ảnh: Reuters.

Các nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân nhiễm nCoV tại Bệnh viện Đại học Vũ Hán ngày 28/1. Ảnh: Reuters .

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo số người tử vong trên toàn Trung Quốc đại lục tăng 97 ca lên 2.442, tăng 4,1% so với hôm qua. Thêm 648 người nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục lên 76.936.

Dịch Covid-19 xuất hiện tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận 2.462 người chết, 78.771 người nhiễm nCoV, trong đó, 23.166 người đã bình phục. Tổng cộng 20 người chết vì nCoV được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.

Hồ Bắc tối 21/2 sửa lại số ca nhiễm mới ngày 20/2 lên 775 từ 349 ca trước đó với lý do tính toán nhầm. Đây là lần thứ tư trong tháng Uỷ ban Y Biên dịch tế tỉnh Hồ Bắc sửa dữ liệu số ca nhiễm và tử vong vì nCoV, làm dấy lên hoài nghi đối với dữ liệu chính thức được công bố từ Trung Quốc, nơi chiếm phần lớn số ca nhiễm và tử vong vì nCoV.

Những nơi có bệnh nhân nhiễm nCoV. Ấn vào hình để xem chi tiết.

Những nơi có bệnh nhân nhiễm nCoV. Ấn vào hình để xem chi tiết .

Vũ Hoàng (Theo Reuters )

Bệnh viện Chợ Rẫy không tiếp khách ngày thầy thuốc

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/2 gửi thông báo ghi nhận tấm lòng của các đơn vị muốn đến thăm, chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay bệnh viện từ chối tiếp nhận để tập trung phòng dịch Covid-19.

"Mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động thăm viếng, không gửi quà, hoa chúc mừng cho bệnh viện", bác sĩ Thức chia sẻ.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. Ảnh: Hữu Khoa.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 4/2. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo lãnh đạo bệnh viện, kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ tổ chức các hoạt động mang tính nội bộ.

Lê Phương

Samsung ngừng một nhà máy vì virus corona

Theo Reuters , Samsung sẽ cho ngừng hoạt động nhà máy này đến ngày 25/2, đồng thời đưa những người đã tiếp xúc với nhân viên nói trên vào khu vực cách ly để kiểm tra sức khỏe.

Samsung hiện có hai dây chuyền sản xuất tại Gumi, cách thủ đô Seoul Biên dịch khoảng 200 km về phía đông nam và ở khá gần Daegu, một trong những tâm dịch viêm phổi do virus corona tại Hàn Quốc.

Theo Bloomberg , việc dừng hoạt động tại nhà máy này có thể ảnh hưởng đến sản lượng các mẫu máy cao cấp của Samsung bao gồm Galaxy Z Flip Galaxy Fold . Mặc dù hãng đã chuyển hầu hết các dây chuyền sản xuất của mình đến Việt Nam và Ấn Độ, Gumi vẫn là nơi lắp ráp các mẫu máy cao cấp của Samsung phục vụ cho thị trường nội địa.

Trong một email thông báo, Samsung cho biết hoạt động tại các nhà máy sản xuất chip và màn hình ở những khu vực khác của Hàn Quốc không bị ảnh hưởng.

Lưu Quý

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Biên dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: "Chồng người ta" chưa bao giờ làm chị em thất vọng

Hai tuần sau đám cưới, Duy Mạnh và Quỳnh Anh vẫn chưa thể có tuần trăng mật lãng mạn do Duy Mạnh còn đang bận bịu với lịch tập luyện và thi đấu giao hữu cùng CLB Hà Nội. Bù lại, anh chàng được sống trong không khí của tổ ấm mới và tỏ ra rất biết cách chiều chuộng vợ. 

Khi ra ngoài, Mạnh "gắt" hào phóng chi tiền để vợ mua sắm hàng hiệu giải khuây, đưa vợ đi ăn uống ở những địa điểm nổi tiếng. Lúc về nhà, anh chàng lại chăm vợ khéo ra phết, xứng đáng điểm 10 đấy nhé.

Điều này được Quỳnh Anh chia sẻ trên Instagram cá nhân mới đây. Nhân lúc Duy Mạnh đang chăm chú lấy từng thìa sữa bột để pha cho vợ uống, Quỳnh Anh đã chụp ảnh lại và hạnh phúc khoe lên mạng xã hội để Biên dịch chị em cùng ngưỡng mộ. 

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 1.

Quỳnh Anh hạnh phúc khi được chồng chăm sóc.

Muốn biết khái niệm "chồng nhà người ta" được định nghĩa như thế nào thì cứ nhìn Duy Mạnh là ra các nàng nhỉ. Chàng cầu thủ quốc dân hằng ngày vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền giỏi, nổi tiếng khắp cả nước ấy trở về nhà lại hoá người chồng bình thường, quan tâm và chăm sóc cho vợ chu đáo thế này. 

Duy Mạnh và Quỳnh Anh làm đám cưới linh đình khắp vùng vào ngày 9/2/2020. Đám cưới là kết quả tốt đẹp của 4 năm yêu nhau. Quỳnh Anh tiết lộ mỗi lần cãi nhau, Duy Mạnh sẽ là người làm lành và an ủi người yêu trước. Khi yêu, anh chàng đã luôn cố gắng đem những điều tốt đẹp nhất mình có thể làm được để dành tặng bạn gái. Chưa biết tương lai thế nào nhưng hiện tại Quỳnh Anh quả thực là cô vợ rất may mắn khi có được Duy Mạnh đúng không nào.

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 2.

HI BYE, MAMA! tập 1 lên sóng: "Mẹ ma" Kim Tae Hee suýt hại con gái mất mạng vì mãi không chịu "đầu thai"

Tiếp nối khung giờ của Crash Landing on You (Tình Yêu Hạ Cánh), tập 1 của Hi Bye, Mama! (Chào, Tạm Biệt Mẹ) lên sóng đã giới thiệu cho khán giả về câu chuyện đặc biệt mà bộ phim sẽ mang đến trong những tập tiếp theo.

Tập 1 Hi, Bye Mama! đã lên sóng.

Mở đầu bộ phim, người xem dễ dàng nhận ra rằng Biên dịch người mẹ Cho Yoo Ri ( Kim Tae Hee ) vốn là một hồn ma xinh đẹp, tính tình tươi sáng, giàu tình yêu gia đình. Hồn ma này hiện đang “chung sống” cùng người chồng bác sĩ Jo Kang Hwa (Lee Kyu Hyung), đứa con gái Jo Seo Woo và cô vợ thứ Go Bo Geol (Oh Min Jung). Dẫu biết bản thân chỉ là một thực thể vô hình vô ảnh nhưng Cho Yoo Ri vẫn sinh hoạt như một thành viên thật sự của gia đình, dõi theo từng bước đi của cô con gái và không ít lần phàn nàn với chồng về sai sót của người vợ bé. Chỉ cần đến đây chúng ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của “bà mẹ ma” dành cho gia đình nhỏ bé kia.

Cho Yoo Ri từng có một gia đình hạnh phúc bên người chồng hết mực thương yêu mình.

Giờ cô chỉ là một hồn ma ngắm nhìn con gái được chăm sóc bởi mẹ kế.

Dù không ai thấy mình nhưng Cho Yoo Ri vẫn luôn vui đùa, yêu thương con.

Bên cạnh đó, mỗi nhà tang lễ đều có 1 vị thần chết cai quản, đốc thúc các hồn ma còn vương vấn trần thế nhanh chóng thực hiện nguyện vọng để được siêu thoát, đầu thai chuyển kiếp. Tại nơi cất giữ tro cốt của Cho Yoo Ri, thần chết chính là bà cô mập đầy hài hước Midongdeak. Dù bề ngoài chanh chua, hung dữ nhưng bà ta vô cùng thấu hiểu cho bà mẹ của chúng ta. Mặc cho Cho Yoo Ri không tiếc lời châm chọc, Midongdeak vẫn luôn quan tâm, không ít lần cảnh cáo cô nàng phải rời xa con vì: “Sinh khí trẻ con rất yếu”. Thế nhưng mặc cho lời dặn của thần chết, Cho Yoo Ri vẫn bám theo con mình không kể ngày đêm.

Cho Yoo Ri nhất quyết không siêu thoát vì muốn ở lại bên con mình.

Kể từ khi Jo Seo Woo sinh ra, cô chưa từng rời xa con gái.

Thế nhưng lời cảnh báo ấy quả không sai. Vào sáng tiếp theo sau ngày sinh nhật 6 tuổi của Jo Seo Woo, cô bé bỗng tỉnh dậy, tiến về phía Cho Yoo Ri như tiến về một người bình thường. Thậm chí khi gần chạm phải cô nàng, Jo Seo Woo còn né sang một bên, khiến người mẹ đã khuất vô cùng bàng hoàng sợ hãi. Theo như Midongdeak giải thích, do sinh khí trẻ con rất yếu lại có một hồn ma kề cận hàng ngày nên cô bé dần thích nghi và nhìn thấy được những gì người bình thường không thể. Thứ siêu năng lực tưởng thần kì này sẽ dẫn đến không ít nguy hiểm cho Jo Seo Woo, khi một đứa trẻ lúc bấy giờ vẫn không thể nhận thức đâu là ma, đâu là người.

Jo Seo Woo bỗng nhìn thấy được Cho Yoo Ri.

Cô bé thậm chí còn trò chuyện cùng cô.

Vì không phân biệt được đâu là ma, đâu là người nên cô bé gặp phải nguy hiểm.

Sau khi Jo Seo Woo, vì nhìn thấy hồn ma mà vô tình mắt kẹt trong tủ đông, dẫn đến nguy hiểm tính mạng, Cho Yoo Ri gần như suy sụp. Cô đau đớn vì nghĩ rằng bản thân là nguyên nhân khiến cho con gái gặp phải nguy hiểm. Trong phút giây tuyệt vọng, Cho Yoo Ri không ngớt lời mắng chửi ông trời. Để rồi sau tiếng sấm sét nổ vang trời, phép màu xuất hiện, Cho Yoo Ri bỗng trở lại hình hài con người - hình hài mà bất kì ai có thể nhìn thấy. Từ đó dẫn đến những tình huống đầy éo le dần xuất hiện.

Cho Yoo Ri đau đớn nghĩ rằng mình đã khiến cho con gặp nguy hiểm.

Phép màu xảy ra, cô một lần nữa tái sinh, trở về với hình hài con người.

Hi Bye, Mama! kết thúc tập 1 khi đã hoàn thành trách nhiệm giới thiệu dàn nhân vật cũng như nội dung bộ phim đến với người xem. Tuy không sở hữu những khoảnh khắc cao trào, kịch tính, hấp dẫn nhưng với nội dung thú vị, đánh trúng tâm lý khán giả đa phần ham thích chủ đề gia đình, cùng với sự tiến bộ trong diễn xuất của nữ diễn viên Kim Tae Hee, đây hẳn là một lựa chọn thú vị để khán giả cân nhắc tìm đến cho thời gian này.

Thăm dò ý kiến

Bạn đã xem Hi, Bye Mama! chưa?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Hi Bye, Mama phát sóng vào 19h00 (giờ Việt Nam) thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần trên kênh tvN và có mặt ngay sau đó trên Netflix.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Công ty dịch thuật Đồng Nai nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Cần Thơ lùi lịch học một tuần để phòng virus corona

Đó là kết luận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh khi họp với các sở, ngành và chín quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), ngày 1/2.

Người đứng đầu chính quyền TP Cần Thơ yêu cầu ngành giáo dục rà soát học sinh, sinh viên có đi qua vùng có dịch bệnh hay không, để có cách xử lý. "Cần có biện pháp rà soát phù hợp, không gây hoang mang cho người dân", ông nói.

Đưa ra đề nghị lùi thời gian nhập học tại cuộc họp, ông Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng việc này là cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được chu đáo.

"Trong thời gian một tuần, ngành y tế tiến hành khử khuẩn, khử trùng tại các trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh về phòng chống dịch", ông Chu nói và nhận định sắp tới, thời tiết có khả năng nắng nóng nên môi trường sẽ không thích hợp cho virus corona phát triển.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ nói sẽ chỉ đạo các trường tập huấn cho giáo viên cách phòng chống dịch bệnh và vệ sinh trường học vì thời gian qua nghỉ Tết chưa tập trung được.

Theo lãnh đạo Đại học Cần Thơ, kế hoạch nhập học của trường vào ngày 3/2. Với hai cụm ký túc xá, trường có với gần 10.000 sinh viên lưu trú, hiện khoảng 20% sinh viên trở lại sau Tết. Một sinh viên đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) theo học tại trường nhưng đã về quê ăn Tết và chưa trở lại.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết đã công bố danh sách bốn bệnh viện trên địa bàn có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gồm: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi đồng. Những nơi này đã thành lập đội các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền, máy thở...

Ngoài ra, tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã chuẩn bị khu khám và cách ly. Khi phát hiện ca nghi viêm phổi do nCoV, những nơi này hội chẩn với một trong bốn bệnh viện trên để chuyển viện đúng chỉ định, đảm bảo an toàn...

TP Cần Thơ hiện có khoảng 500.000 học sinh các cấp và sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Theo kế hoạch ban đầu, sau hai tuần nghỉ Tết, tất cả sẽ đi học lại từ ngày 3/2 (mùng 10).

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã chỉ đạo dừng các hoạt động vui chơi trên địa bàn.

Chiều 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Dịch viêm phổi khởi phát phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng cuối năm 2019. Trung Quốc hôm nay thông báo hôm nay có 11.943 người mắc viêm phổi, số người chết do bệnh này tăng lên 259 người.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV Công ty dịch thuật Đồng Nai đã lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cửu Long

Việt kiều Mỹ nghi nhiễm virus corona khi quá cảnh Vũ Hán

Ngày 14/1 bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern. Ngày 15/1, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, trong vòng 2 giờ. Ngày 16/1, bệnh nhân nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, lưu trú tại đây đến khi nhập viện.

Ngày 27/1, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều. Chiều 31/1, nhân viên khách sạn đưa ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Hiện tại, bệnh nhân điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, thở oxy, dùng kháng sinh và kháng virus.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhân được nằm điều trị trong phòng áp lực âm tại khu cách ly nghiêm ngặt. Sáng nay bệnh nhân khỏe, không còn sốt nhưng vẫn thở qua mặt nạ oxy.

Khách sạn bệnh nhân từng ở hiện có 6 khách lưu trú và 8 nhân viên. Công an địa phương yêu cầu cơ sở không nhận thêm khách. "Tổ phản ứng nhanh phòng dịch corona" của phường tiến hành khử trùng và cách ly số khách cũng như nhân viên khách sạn kể từ ngày 1/2 đến hết ngày 15/2 để theo dõi, dự phòng nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân thứ 7 này là một trong 4 người được Sở Y tế TP HCM chiều 1/2 công bố cách ly do nghi nhiễm virus corona chủng mới. Ba người còn lại là người Pháp cùng một gia đình. Họ rời Vũ Hán đến Việt Nam du lịch, có biểu hiện viêm hô hấp, được theo dõi cách ly tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đã kiểm tra, theo dõi những người từng tiếp xúc với Công ty dịch thuật Đồng Nai 3 người Pháp này để có kế hoạch cách ly.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Trước đó, chiều 1/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam, với ba tỉnh có dịch là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Thanh Hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do virus corona đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dịch viêm phổi do virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Tính đến sáng 2/2, có hơn 14.000 người mắc bệnh, 304 trường hợp tử vong.

Lê Phương - Lê Nga

Mít Thái miền Tây bí đầu ra

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng năm tấn nhưng không bán được khiến ông Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành "đứng ngồi không yên". Thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái không mua.

"Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua", ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.

Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi... để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.

"Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào", ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

"Hiện diện Công ty dịch thuật Đồng Nai tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc", ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang..., nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.

Cửu Long